Legacy

Mở đầu

Khái niệm tập hợp đóng vai trò then chốt trong nền tảng của toán học hiện đại. Với tư cách là một công cụ trừu tượng để mô hình hóa nhóm các đối tượng có chung đặc điểm, tập hợp không chỉ là một phần không thể thiếu trong chương trình toán phổ thông, mà còn là ngôn ngữ cơ bản của các ngành toán học cao cấp như logic học, lý thuyết số, đại số trừu tượng và tôpô học. Từ cuối thế kỷ XIX, cùng với công trình tiên phong của nhà toán học Georg Cantor, lý thuyết tập hợp đã không chỉ hệ thống hóa nhiều khái niệm toán học cổ điển, mà còn mở đường cho sự phát triển của tư duy toán học hình thức. Chính vì vậy, việc tìm hiểu sâu sắc về tập hợp không chỉ giúp người học nâng cao khả năng tư duy logic, mà còn là bước đầu quan trọng để tiếp cận bản chất của toán học như một hệ thống chặt chẽ, nhất quán và giàu tính trừu tượng.

Thời cổ đại

Loài người đã học đếm như thế nào?

Đang tải video...

Khái niệm về số và quá trình đếm phát triển rất lâu trước khi lịch sử loài người được ghi chép lại bằng văn bản nên cách thức phát triển đó chỉ là những phỏng đoán của những thế hệ sau này. Người ta cho rằng ngay trong thời kỳ nguyên thủy xa xưa nhất, con người đã có những khái niệm sơ đẳng về số, để nhận ra sự nhiều hơn hoặc ít hơn khi một nhóm nhỏ các đồ vật được thêm vào hay lấy đi một số. Cùng với từng bước tiến xã hội, việc đếm trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người. Một bộ lạc cần phải biết có bao nhiêu thành viên. Một người cần phải biết đàn gia súc của mình có bao nhiêu con. Có lẽ cách đếm sớm nhất là phương pháp đối chiếu đơn giản theo nguyên tắc tương ứng một - một. Chẳng hạn khi đếm cừu mỗi con cừu sẽ ứng với một ngón tay. Ngoài ra cách đếm có thể được thực hiện bằng cách tập hợp số viên đá sỏi hoặc qua những cái que, hoặc bằng cách vạch lên mặt đất hay một hòn đá có bề mặt phẳng và nhằn, hoặc bằng cách khắc các dấu chữ v trên một miếng gỗ, hoặc bằng thắt nút trên một sợi dây.
Xương Ishango

Cơ số

  • Hiểu về khái niệm cơ số:
  • Để hiểu được khái niệm gây khá nhiều bối rối này, chúng ta bàn một chút về cách đếm hiện nay. Với chúng ta, mỗi khi đếm, cứ đủ mười thì được một chục, tiếp tục đêm đủ mười nữa, thì ta được hai chục,...và khi đủ mười chục thì được một trăm, mười trăm thì bằng một ngàn, mười ngàn thì là một vạn, mười vạn chính bằng một ức,... Kiểu đếm này bất cứ ai cũng đã được học ngay từ khi còn nhỏ. Thế nhưng, con người ở một số nền văn minh cổ đại xa xưa cũng như vài tộc người ngày nay lại có kiểu đếm khác. "Chục" của họ không hẳn là mười, chẳng hạn với "chục" là tám thì:
    • - 8 là một "chục"
    • - 16 bằng hai lần tám nghĩa là hai "chục"
    • - 24 là ba "chục"
  • Như vậy, có thể hiểu rằng hệ cơ số n là một kiểu đếm mà mỗi "chục" bằng n.
  • Các cơ số phổ biến thường gặp:
-
Cơ số mười
(hệ thập phân) là vô cùng phổ biến.
- Phổ biến thứ hai sau cơ số mười là
cơ số mười hai
.
-
Cơ số sáu mươi
(hệ lục thập phân).
- Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, hệ đếm
cơ số hai
(gọi là hệ nhị phân).
- Ngoài ra hệ đếm
cơ số năm
(gọi là hệ ngũ phân).

Sự ra đời của số 0 và số âm

  • Trong khi một vài thế kỷ trước người Hy Lạp còn gặp khó khăn trong việc chấp nhận 1 là một con số, hãy tưởng tượng việc gắn tên "số" cho một điều không tồn tại tạo nên một cuộc các mạng thế nào. Vậy thì đối với số 0 lại càng khó khăn để chấp nhận hơn.

  • Số 0 được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Cho đến khi phát hiện ra số 0, việc thực hiện ngay cả những phép tính số học cơ bản cũng là rất khó khăn đối với con người.

  • Việc ta hiểu được số 0 phức tạp hơn bạn tưởng: ta không hề gặp "số không" trong tự nhiên để nó có thể hữu hình, dễ hiểu. Bất cứ số tự nhiên nào lớn hơn không đều có ví dụ thực hiện: một con khỉ, hai con ong, ba trái đào hay bốn bông hoa. Nhưng "không" thì sao? Phải có chút nhận thức để nhận ra cái vô hình cũng là cái hữu hình, trong hư có thực, "không có gì" cũng là một cái gì đó.

  • "Số không tồn tại trong não bộ chúng ta chứ không thuộc về cảm giác", Robert Kaplan, giáo sư toán học tại Harvard và tác giả cuốn sách về con số không, nói với tạp chí Vox.

  • Trong cuốn "Chữ số và Thế giới - Nguồn gốc bị lãng quên" của Đỗ Minh Triết trang 323 có khẳng định: "Vậy là Ấn Độ đã có hệ ghi số hoàn chỉnh, đơn giản, hữu hiệu nhất của nhân loại: hệ ghi số gồm mười chữ số gán cho số 0 và chín số đếm đầu tiên, số được ghi theo quy tắc vị trí định lượng cơ số 10. Ấn Độ chính là tác giả độc lập của phát minh vĩ đại này, không phải Hy Lạp, không phải La Mã, Maya hay Babylon và cũng không phải của Ả Rập Hồi giáo."

  • Trước người Ấn Độ, vài dân tộc đã từng manh nha suy nghĩ ấy, nhưng không ai thành công được đến cùng. Người Lưỡng Hà, kể từ từ thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên, là người đầu tiên phát minh ra một số 0. Trước đó, hệ số đếm của họ biểu diễn những số như 25 và 250 theo cùng một cách. Nhờ có số 0 chỉ một vị trí trống, nhiều khả năng nhầm lẫn đã bị loại bỏ. Tuy vậy, người Babylon lại không coi ký tự 0 này như một con số có thể đứng một mình để biểu diễn sự thiếu vắng của đối tượng.

  • Ở nửa kia của thế giới, người Maya cũng đã phát minh ra số không. Họ thậm chí còn phát minh ra hai số không! Số thứ nhất, như của người Babylon, chỉ có công dụng là để đánh dấu vị trí trống trong hệ nhị thập phân của họ. Số thứ hai, ngược lại, có thể thực sự được coi là một số nhưng chỉ được sử dụng trong lịch của họ. Mỗi tháng trong lịch Maya có hai mươi ngày được đánh số từ 0 đến 19. Số không này đứng một mình, tuy nhiên không có tính chất toán học. Người Maya chưa bao giờ sử dụng nó trong các phép tính số học.

Năm 628, nhà thiên văn học - toán học
Brahmagupta
(598 - 668) là người đầu tiên nêu lên các quy tắc tính toán trong hệ ghi số có số 0 trong quyển sách
Brahma Sphuta Siddhanta
(Sự hình thành của Vũ trụ).
Ý nghĩa của số 0
  • Số không mở ra cánh cửa đến với các số âm. Tuy vậy, phải mất một thời gian dài các nhà toán học mới thực sự chấp nhận chúng.

  • Giới học giả Trung Quốc là những người đầu tiên mô tả những số lượng có thể liên quan đến số âm. Trong những lời bàn ở "Cửu chương toán thuật", Lưu Huy đã mô tả một hệ thống các thanh màu cho phép biểu diễn những số lượng dương hoặc âm. Mỗi thanh đỏ biểu trưng cho một số dương, mỗi thanh đen biểu trưng cho một số âm. Lưu Huy đã giải thích cụ thể hai loại số này tương tác với nhau như thế nào, và đặc biệt là việc chúng cộng vào hoặc trừ với nhau ra sao.

Tại sao trừ với trừ thành cộng
  • Sự xuất hiện của số âm cũng đảo lộn ý nghĩa của phép cộng và phép trừ. Vì cộng một số âm có nghĩa là trừ một số dương, hai thao tác này mất đi ý nghĩa mà chúng có trong ngôn ngữ thường ngày. Cộng thường đồng nghĩa với tăng lên. Tuy nhiên, nếu tôi cộng một số với (-3), cũng có nghĩa là tôi trừ đi 3. Chúng ta đang đặt cùng một cái tên cho hai thứ khác nhau. Với các số âm, phép cộng và phép trừ trở thành hai mặt của cùng một thao tác.

  • Sự lẫn lộn từ ngữ này và những thứ trông có vẻ nghịch lý, như "trừ x trừ = cộng", đã làm chậm đi đáng kể quá trình chấp nhận những số âm. Rất lâu sau Brahmagupta, nhiều học giả vẫn tiếp tục coi thường những con số cực kỳ tiện lợi nhưng lại khó nắm bắt này. Vài người gọi chúng là những "con số phi lý" và chỉ áp dụng chúng trong những phép tính trung gian với điều kiện là chúng sẽ không xuất hiện trong kết quả cuối cùng. Phải đến thế kỉ 19, thậm chí là thế kỉ 20 thì tính chính đáng và công dụng của chúng mới chính thức được chấp nhận.

Sự xuất hiện của số hữu tỉ

  • Sự ra đời của số hữu tỉ xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn và toán học trong đời sống.
Đầu tiên đó là nhu cầu
đo lường chính xác trong thực tế
  • Trong các hoạt động đời sống như đo chiều dài, diện tích, khối lượng, hoặc chia sẻ tài sản, các số nguyên không thể đáp ứng hết nhu cầu. Ví dụ, việc chia một chiếc bánh cho 3 người dẫn đến phần chia không thể biểu diễn bằng số nguyên, mà cần đến các phân số như 13\dfrac{1}{3}.

  • Từ nhu cầu về đo lường đó thì hình học và toán học cũng phát triển một cách mạnh mẽ.

  • Người Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là nhà toán học Pythagoras và các học trò của ông, đã nghiên cứu hình học và phát hiện rằng nhiều tỷ lệ giữa các đoạn thẳng có thể được biểu diễn dưới dạng phân số. Điều này thúc đẩy sự ra đời và phát triển của khái niệm số hữu tỉ.

  • Hệ thống số hữu tỉ được dùng để biểu diễn các tỷ lệ trong hình học, chẳng hạn như các tỷ lệ trong tam giác hay giữa các cạnh của hình chữ nhật.

Sự ra đời của số vô tỉ

  • Cũng như sự ra đời của số hữu tỉ, số vô tỉ ra đời vì nhu cầu đo lường của xã hội.
Người Pythagoras ở Hy Lạp, những người theo học nhà toán học và triết gia nổi tiếng Pythagoras, là những người đầu tiên phát hiện ra các số không phải là số hữu tỷ, vào khoảng năm 400 TCN. Những số này được gọi là (irrationals), vì chúng không thể được viết dưới dạng tỉ số của hai số nguyên. Có rất nhiều câu chuyện huyền thoại xoay quanh việc phát hiện ra số vô tỷ của nhà toán học Pythagoras, Hippacus thành Croton. Trong tất cả các câu chuyện, Hippacus gặp một kết cục không may, hoặc vì phát hiện ra rằng 2\sqrt{2} là số vô tỷ, hoặc vì tiết lộ bí mật về 2\sqrt{2} ra bên ngoài hội kín Pythagoras.

Thời hiện đại

Thế kỷ 19

Bài báo của
Georg Cantor
công bố năm 1874, "Über eine Eigenschaft des Inbegriffes aller reellen algebraischen Zahlen" ("Về một thuộc tính của tập hợp tất cả số đại số thực"), đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết tập hợp như một nhánh của toán học. Ông đã giới thiệu khái niệm về
tập hợp
(set) trong toán học, coi tập hợp là một tập hợp các đối tượng hoặc phần tử mà có thể được xác định rõ ràng. Cantor không chỉ khái quát hóa các tập hợp hữu hạn mà còn mở rộng ra
tập hợp vô hạn
.
Khi Vô Hạn Không Bằng Vô Hạn

Cuối thế kỷ 19 - Đầu thế kỷ 20

- Phổ biến thứ hai sau cơ số mười là
Gottlob Frege
sử dụng khái niệm "tập hợp" trong lý thuyết của ông, đặc biệt là trong cách ông định nghĩa khái niệm. Theo ông, một khái niệm toán học là một tập hợp của các đối tượng thỏa mãn một thuộc tính cụ thể. Ví dụ, "tập hợp tất cả các số chẵn" là một tập hợp mà phần tử của nó là những số tự nhiên chẵn.
  • Ông không chỉ định nghĩa tập hợp như là một tập hợp các đối tượng vật lý mà ông coi tập hợp là một đối tượng toán học chính thống, có thể được mô tả và sử dụng trong các phép toán toán học. Ông tin rằng lý thuyết tập hợp của ông có thể giúp xác định một cách chính xác các khái niệm trong toán học.
Tuy nhiên, lý thuyết tập hợp của Frege gặp phải một vấn đề lớn khi
Bertrand Russell
phát hiện ra
nghịch lý Russell
vào năm 1901. Nghịch lý này xuất hiện trong lý thuyết của Frege khi ông cố gắng định nghĩa tập hợp của tất cả các tập hợp không phải là phần tử của chính nó.
Và để giải quyết vấn đề nghịch lý này thì nhà toán học
Ernst Zermelo
Abraham Fraenkel
đã xây dựng Lý thuyết tập hợp
tiên đề Zermelo-Fraenkel
. Đây là một hệ thống tiên đề được phát triển vào những năm 1920 để giải quyết các vấn đề và nghịch lý trong lý thuyết tập hợp, đặc biệt là nghịch lý Russell. Hệ thống này được xây dựng bởi Ernst Zermelo và sau đó được mở rộng bởi Abraham Fraenkel. Mục tiêu của lý thuyết này là tạo ra một nền tảng logic vững chắc cho lý thuyết tập hợp mà không gặp phải các nghịch lý như trong lý thuyết tập hợp trước đó của Frege.

Thế kỷ 20 - Lý thuyết tập hợp và các phép toán nâng cao

  • Khái niệm về thứ tự và số hạng (Ordinal and Cardinal Numbers):

    • - Trong lý thuyết tập hợp, số hạng (ordinal numbers) dùng để chỉ thứ tự của các phần tử trong một tập hợp (ví dụ: "phần tử thứ nhất", "phần tử thứ hai",...).
    • - Số cardinal là một khái niệm quan trọng dùng để chỉ kích thước hoặc số lượng phần tử của một tập hợp. Số cardinal có thể là hữu hạn hoặc vô hạn.
Lý thuyết mô hình
(Model Theory) và ứng dụng trong lý thuyết tập hợp: Vào nửa sau thế kỷ 20, lý thuyết tập hợp trở thành cơ sở cho lý thuyết mô hình, trong đó các mô hình toán học được mô tả bằng các tập hợp và phép toán trên chúng. Lý thuyết mô hình giúp giải quyết các câu hỏi về sự đúng đắn và tính khả thi của các lý thuyết toán học.

Thế kỷ 20 - nay

  • Khái niệm tập hợp, vốn xuất phát từ toán học trừu tượng, đã sớm vượt khỏi phạm vi lý thuyết thuần túy để trở thành một công cụ tư duy và tổ chức dữ liệu trong khoa học máy tính hiện đại. Trong lập trình, tập hợp giúp máy tính mô phỏng logic phân loại và so sánh của con người, còn trong cơ sở dữ liệu, mỗi bảng có thể được xem như một tập hợp các bộ giá trị, nơi các thao tác như chọn lọc hay liên kết đều phản ánh các phép toán tập hợp.

  • Lý thuyết đồ thị cũng vận hành trên cơ sở của các tập hợp đỉnh và cạnh, giúp phân tích đo đạc các mạng lưới tàu điện ngầm, cao tốc phức tạp. Lý thuyết đồ thị còn được dùng trong nghiên cứu cấu trúc ba chiều của các phân tử trong vật lý.

  • Trong khi các lĩnh vực như mã hóa hay lý thuyết thông tin tận dụng tính rời rạc của tập hợp để đảm bảo truyền tải dữ liệu chính xác.